ĐIỀU CHỈNH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ NÊN CHUYÊN NGHIỆP HƠN

Phong cách là cách ứng xử, hành động, tư duy, tạo nên nét đặc biệt của mỗi người. Và trong công việc cũng vậy, mỗi lãnh đạo sẽ tự xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo khác nhau. Mà không phải phong cách lãnh đạo nào cũng đều phù hợp với doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Vì thế mà bài viết này ra đời để giải đáp cho bạn cách điều chỉnh phong cách lãnh đạo để trở nên chuyên nghiệp hơn.

Điều chỉnh phong cách lãnh đạo

Định nghĩa phong cách lãnh đạo theo DISC

Trước tiên, cần tìm hiểu lại các phong cách lãnh đạo đang hiện hữu. Nhìn nhận theo DISC thì chúng ta có 4 phong cách: 

  • Phong cách D – Thống trị: lãnh đạo thuộc nhóm D thường quyết đoán, tự tin, chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu. Nhóm này thích nắm bắt cơ hội và quan tâm đến kết quả hơn quá trình, đem về kết quả tích cực cho doanh nghiệp. 
  • Phong cách I – Ảnh hưởng: thích hòa đồng, thích giao tiếp, có sức ảnh hưởng đến người xung quanh. Nhóm I đề cao sự sáng tạo và hướng về con người. Tạo cho nhân viên cảm thấy thoải mái và có khả năng làm việc chăm chỉ hơn. 
  • Phong cách S – Kiên định: ưa thích sự quen thuộc, ổn định, điềm tĩnh hòa nhã. Họ thận trọng và tận tâm đến chi tiết nhỏ nhất. Cho nhân viên được bày tỏ quan điểm, tôn trọng ý kiến của mọi người. 
  • Phong cách C – Tuân thủ: đặc điểm là tinh thần trách nhiệm. Sở hữu tính tỉ mỉ, cẩn thận, luôn tuân thủ các quy tắc trong công việc. Vì thế mà công việc luôn có kế hoạch và quy trình cẩn thận, đạt kết quả chất lượng. 

Xác định và hiểu rõ đặc điểm sẽ giúp bạn nắm được ưu và khuyết điểm của mỗi phong cách. 

Ưu – khuyết điểm của mỗi phong cách lãnh đạo

Không gì là hoàn hảo” – Mỗi một phong cách đều có ưu điểm và khuyết điểm của chúng.  Người lãnh đạo giỏi sẽ biết phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu. 

Nhóm D – I

  • Nhóm D: lãnh đạo quyết đoán, luôn nắm bắt cơ hội, độc lập và có tinh thần trách nhiệm. Nhưng khi làm việc với nhóm lãnh đạo này, nhân viên thường bị áp lực. Phải hoàn thành nhanh chóng mục tiêu ngắn hạn, không được thụt lùi. 
  • Nhóm I: lãnh đạo hòa đồng, tràn đầy năng lượng và sức sáng tạo. Họ tạo nên một môi trường làm việc thoải mái, tích cực và gắn kết các mối quan hệ. Nhưng nhóm này lại không chú trọng vào chi tiết dữ liệu, dễ dẫn đến sai sót. Gặp rắc rối về mặt cảm xúc vì chưa thể cân bằng giữa công việc và tình cảm.

Nhóm S – C

  • Nhóm S: lãnh đạo kiên định, thích làm việc với các dữ liệu, con số, quy trình đã được chứng minh, công nhận. Luôn làm gương và lắng nghe ý kiến của nhân viên. Nhưng nhược điểm lại khó tự ra quyết định, luôn do dự và không thể ra quyết định nhanh chóng. Vì họ muốn có sự đảm bảo và ổn định, nên khó để các lãnh đạo này thử những thách thức mới. 
  • Nhóm C: lãnh đạo quy tắc, họ như một chú “ong” chăm chỉ làm việc để đạt được mục tiêu. Luôn phân tích tình huống, dữ liệu một cách thận trọng vì thế mà kết quả họ tạo ra luôn đạt chất lượng. Nhưng cũng vì thế mà khó chấp nhận sự mắc sai lầm và không thể hành động nhanh chóng vì họ cần chắc chắn về các dữ liệu, con số. Và họ cũng dễ tạo khoảng cách giữa các mối quan hệ vì không có thói quen thể hiện mình và không muốn để tình cảm can thiệp vào.  

Phân tích xong các điểm mạnh, điểm yếu của từng phong cách sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình một cách tối ưu nhất. 

Điều chỉnh phong cách lãnh đạo

Sau khi đã biết được ưu – nhược điểm của mỗi phong cách, lãnh đạo cần phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu để phù hợp với từng trường hợp. Kết hợp cùng các phong cách khác để bù trừ điểm mạnh và điểm yếu của nhau.

  • Lãnh đạo D: không phải cứ nhanh là tốt, đôi khi cần chậm lại để nhìn nhận vấn đề. Nên tập lắng nghe ý kiến từ người khác, xây dựng các mối quan hệ xung quanh.
  • Lãnh đạo I: nên có sự lắng nghe khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Không nên để cảm xúc ảnh hưởng đến công việc. Cần tập trung vào chi tiết dữ liệu để tránh những sai sót không đáng có.
  • Lãnh đạo S: bạn cần biết rằng luôn có những điều xảy ra không nằm trong kế hoạch. Học cách thích ứng, chấp nhận, ra quyết định nhanh chóng và luôn có kế hoạch dự phòng. Nắm bắt cơ hội, thử những thách thức mới, biết đâu bạn sẽ thấy thích thú với những điều bạn chưa từng khám phá.
  • Lãnh đạo C: học cách mắc sai lầm, không thể lúc cũng hoàn hảo 100% được. Dành thời gian giao tiếp với những người xung quanh. Sợi dây kết nối sẽ giúp công việc hoàn thành suôn sẻ hơn.

Điều chỉnh phong cách lãnh đạo một cách linh hoạt thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Tạo môi trường làm việc tích cực, nâng cao tinh thần làm việc, đạt kết quả chất lượng.

Liên hệ với TOPSKILLS

Nếu bạn còn phân vân chưa biết cách làm thế nào để điều chỉnh phong cách lãnh đạo quản lý cho phù hợp thì hãy liên hệ với TOPSKILLS để được tư vấn về các Khóa học phù hợp nhé.

Ở TOPSKILLS bạn sẽ được đào tạo thực tiễn với 70% thực hành, dẫn dắt bởi Chuyên gia được cấp Chứng nhận toàn cầu bởi Extended DISC (Hoa Kỳ). Kết hợp cùng mô hình Cố Vấn – Kèm cặp cho doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo. 

 

Các bài viết liên quan:

CÔNG CỤ DISC GIÚP QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG GIAO TIẾP

DISC VÀ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO: THÀNH CÔNG THEO PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA BẠN

ỨNG DỤNG DISC TRONG BÁN HÀNG: “VŨ KHÍ” CỦA BEST SELLER