4 VAI TRÒ LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG CẦN NẮM

“Lãnh đạo là khả năng dẫn dắt để đạt mục tiêu theo cách hiệu quả nhất từ những người bình thường”. Trước khi trở nên xuất sắc ở vị trí này, cần hiểu rõ vai trò lãnh đạo quan trọng. Chuẩn bị tư duy và chuyên môn tốt nhất để làm nền tảng cho việc phát triển về sau.

Vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo

 

1. VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG 

Định hướng là một trong những vai trò của người lãnh đạo. Để tổ chức hay doanh nghiệp có thể phát triển bền vững thì người lãnh đạo cần có chiến lược, tầm nhìn tương lai cho mục tiêu mà tổ chức hướng tới.

Nhà lãnh đạo muốn làm tốt vai trò này cần truyền đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức đến mọi người. Gắn mọi người với các mục tiêu cá nhân, mục tiêu nhóm để hỗ trợ mục tiêu rộng hơn. Trong quá trình thực hiện cần có sự nhắc nhở về  phương hướng, con đường dẫn đến sự thành công. 

Những định hướng, chiến lược đề ra là dài hạn nhưng những biến động là không ngừng. Nên khó có thể hoạch định một kế hoạch hoàn hảo mọi lúc mọi nơi. Trong quá trình thực hiện cần có sự thay đổi cho phù hợp. Dựa trên những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra quyết định. Nhưng cũng cần đến sự quyết đoán và nhạy bén của người lãnh đạo. Để dẫn dắt đội ngũ vượt qua khó khăn và tiếp tục hướng về phía trước. 

Định hướng rõ ràng sẽ giúp nhà lãnh đạo tập trung và hoàn thiện những gì đã đề ra. Nếu không có định hướng từ đầu, dù có một đội ngũ chăm chỉ, nhưng những nỗ lực đó sẽ khó đạt được hiệu quả như mong đợi và không còn ý nghĩa như mục tiêu vĩ đại ban đầu. 

 

2. VAI TRÒ KẾT NỐI CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

‘’Kết nối’’ là sự tương tác, gắn kết giữa các cá nhân, các bộ phận phận. Để cùng cam kết hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp.

Gắn kết đội ngũ là tư duy quan trọng của một nhà lãnh đạo. Sự gắn kết nhân viên là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp thành ng. Bên cạnh đó, ng việc kết nối với các phòng ban khác cũng là một nhiệm vụ quan trọng, để quản lý có thể phát triển đội ngũ, dễ dàng trao đổi ng việc cũng như giải quyết mâu thuẫn khi có phát sinh.

Với vai trò là ‘’người kết nối’’, nhà lãnh đạo phải luôn chủ động gắn kết các thành viên trong nhóm với những người phù hợp. Để giúp họ có thể hoàn thành trách nhiệm và công việc của mình. Đòi hỏi lãnh đạo cần có tư duy phản biện mạnh mẽ, kỹ năng thu thập, phân tích thông tin nhạy bén. Từ đó mới có thể hỗ trợ tập thể trong việc hoàn thành công việc. Bằng cách kết nối họ với những cá nhân, bộ phận khác. 

 

3. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT

Khi đã có một định hướng rõ ràng và đội ngũ trung thành đồng hành trên con đường dài phía trước thì việc quan trọng tiếp theo nhà lãnh đạo cần làm là phát triển đội ngũ trở nên xuất sắc. 

Lãnh đạo giỏi sẽ hiểu rõ được năng lực của từng nhân viên để đặt ra kỳ vọng cũng như trao quyền. Đặc biệt, kiến tạo đội ngũ kế thừa là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhà lãnh đạo cần cố vấn, khai vấn cho đội ngũ để phát triển hơn nữa sự nghiệp của mỗi cá nhân. Cũng như chọn được cho tổ chức lớp quản lý kế cận xuất sắc nhất.

Một doanh nghiệp không thể phát triển lâu bền nếu dàn lãnh đạo không biết cách phát triển đội ngũ kế thừa. Sở hữu văn hóa đào tạo và có kế hoạch phát triển nhân sự bài bản sẽ giúp đội ngũ trở nên hiệu suất hơn cũng như nâng cao được năng lực của tổ chức. Như vậy, sẽ dễ dàng tăng khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Đồng thời gia tăng cơ hội tiên phong trong thị trường.

 

4. TRUYỀN CẢM HỨNG: VAI TRÒ KHÔNG THỂ THIẾU CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO

Doanh nghiệp có được những bước đột phá thực sự chính là khi đội ngũ nhân viên không dừng lại ở việc cảm nhận được sự gắn kết với ng ty, mà là khi họ thực sự được truyền cảm hứng. 

Nhà lãnh đạo có khả năng truyền đạt rõ ràng những nhiệm vụ, mục tiêu chung về công việc. Qua đó thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê. Sẽ đem đến cho nhân viên ý thức về trách nhiệm, sự kết nối tốt để hoàn thành kế hoạch. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng đến mọi người. Thúc đẩy kết quả đều tìm ra những phương cách thiết lập hành vi mới dành cho nhân viên. Giúp họ thoát ra khỏi những thói quen cũ.

Lãnh đạo có thể truyền cảm hứng đến cho nhân viên sẽ giúp họ có năng suất cao hơn, cùng nhau đoàn kết, và giữ được “lửa” trong ng việc. Từ đó nâng cao hiệu quả của tổ chức và nền tảng của thành ng lâu dài.

 

Xem thêm các bài viết khác