XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VỚI NHÂN SỰ ĐA THẾ HỆ

Hiện nay, nhân sự đa thế hệ có ở hầu hết các doanh nghiệp. Đây là điều mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích giúp doanh nghiệp phát triển. Bởi sự kết hợp của các thế hệ sẽ mang lại nhiều góc nhìn và hướng giải quyết khác nhau. Giúp công việc đạt hiệu suất tốt hơn. Bên cạnh đó còn tạo nên một môi trường học tập lẫn nhau, tạo sự tích cực và phát triển.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bởi sự khác biệt về tuổi tác, tính cách, phong cách làm việc, quan điểm sống, cũng như những nhu cầu khác trong công việc sẽ dễ dàng dẫn đến xung đột. 

 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với nhân sự đa thế hệ

 

Sự khác nhau giữa các thế hệ nhân sự là gì?

Thế hệ X, Y lựa chọn ng việc phụ thuộc vào môi trường làm việc, nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Họ cho rằng môi trường lao động chuyên nghiệp sẽ giúp họ học hỏi được nhiều. Từ đó nâng cao giá trị bản thân cũng như lương thưởng. 

Bên cạnh đó, thế hệ Z cũng có cho mình những mục tiêu lớn đầy sự phiêu lưu. Họ chăm chỉ, có tham vọng và tìm cho mình những môi trường phù hợp với những mục tiêu đã hoạch định từ trước. Sẵn sàng từ bỏ tổ chức nếu không cùng chí hướng.

Sự đa dạng này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách, hoạt động phù hợp cho từng thế hệ. Cũng như dung hòa họ thành một tập thể gắn kết. Làm thế nào để các thế hệ ‘’tiền bối’’ dễ dàng hợp tác, lắng nghe ý kiến và truyền đạt lại những kinh nghiệm của mình cho thế hệ trẻ. Hay để GenZ tập trung nhiều hơn và cam kết lâu dài với tổ chức. 

 

Lưu ý gì khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp với nhân sự đa thế hệ?

Các nhà quản lý khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp đừng quá khắt khe với GenZ. Cũng như quá đề cao kinh nghiệm của Gen X, Y. Hãy xây dựng bằng nền tảng của sự cân bằng, các chỉ số cân đo đong đếm được. Cũng như động lực, định hướng phát triển sự nghiệp. Một môi trường mà ai cũng cố gắng chứng minh năng lực bản thân, bám vào giá trị cốt lõi của công ty để phát triển. 

Điều mà lãnh đạo nên lưu ý

  • Hãy xây dựng tính linh hoạt và sáng tạo trong công việc. Vì các nhóm tuổi tác khác nhau có cách và thái độ làm việc khác nhau.
  • Tạo ra một môi trường minh bạch, tích cực. Bắt đầu từ những phản hồi đơn giản của nhân viên đến việc báo cáo và phân bổ kết quả kinh doanh. Đem các cá nhân và đội, nhóm lại gần nhau. Giúp mọi người có sự thống nhất về việc theo đuổi tầm nhìn và sứ mệnh công ty. Bằng cách cho họ những mục tiêu chung cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Và có những thước đo, đánh giá KPI phù hợp.
  • Nhà quản lý cũng cần có nhiều kênh giao tiếp. Để phù hợp với từng thế hệ khi giải quyết vấn đề. Như phản hồi thường xuyên theo cách giao tiếp cá nhân trực tiếp hoặc trực tuyến theo kỳ vọng của nhân viên. Điều này sẽ giúp đánh giá và quản lý được tình hình đội ngũ.
  • Tạo không gian và thời gian chia sẻ kiến thức. Đây cũng là một hình thức đào tạo để nhân viên lớn tuổi hơn. Nhằm truyền đạt kinh nghiệm và cố vấn nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Đồng thời để các bạn trẻ truyền sự sáng tạo và cảm hứng cho thế hệ trước về những giải pháp mới, bắt kịp xu hướng. 

 

Bước đầu để thu hút, giữ chân và gắn kết nhân sự đa thế hệ là doanh nghiệp cần tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu nguyên nhân. Từ đó đưa ra những giải pháp biến những thách thức thành cơ hội. Tạo ra một văn hóa để họ thoải mái giao tiếp, học hỏi cùng nhau phát triển, xây dựng tổ chức. 

 

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC: