TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN – BÍ QUYẾT LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG

Lương bổng quyết định sự nỗ lực, nhưng Sếp mới là người “thu phục” sự trung thành của nhân viên. Vì thế, một người làm lãnh đạo phải biết cách giữ chân nhân tài, và nên có cho mình kỹ năng “TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN”. Hãy cùng TOPSKILLS theo dõi bài viết bên dưới nhé!

NHÂN VIÊN MONG ĐỢI ĐIỀU GÌ Ở SẾP?

Theo một cuộc khảo sát của Lore International Institute (Báo cáo về lòng trung thành của nhân viên); nhằm giúp các giám đốc có một cái nhìn thực tế về những điều gì được xem là quan trọng đối với các nhân viên và giữ nhân viên làm việc lâu hơn với doanh nghiệp. Khảo sát được thực hiện trên 500 nhân viên. Thuộc các loại hình tổ chức và các ngành nghề khác nhau. Kết quả cho thấy: lòng trung thành nhân viên thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi Sếp. Nhiều hơn cả các yếu tố khác (lương, môi trường, tính chất công việc…). Trong đó, nhân viên mong đợi ở Sếp:

  • Hơn 90% nhân viên mong muốn Sự chân thật.
  • Gần 90% muốn Sự công bằng.
  • 87% mong muốn Sự tin tưởng.
  • 85% muốn được Sự tôn trọng
  • 81% muốn Sự tin cậy.
  • 77% muốn được Đóng góp.
  • 74% muốn được Lắng nghe và phản hồi.
  • 74% muốn được Đánh giá và khen thưởng.

Từ những số liệu đã được minh chứng trên; bạn sẽ làm gì để tạo động lực và thu phục lòng trung thành của nhân viên?

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN

Không áp đặt, giải phóng tư duy: Khi bạn cho phép nhân viên giải phóng tư duy, không đóng khuôn họ phải giống bạn; đồng nghĩa với việc bạn đang ươm mầm cho sự đổi mới, sự tươi trẻ và vững chắc. Điều này sẽ tạo ra những đột phá tích cực mới.

Tôn trọng: Đối xử nhân viên là một người đồng nghiệp, chứ không phải là một nguồn lực. Cho họ thấy sự tín nhiệm của bạn dành cho họ. Để họ hiểu được rằng: bạn rất trân trọng sự có mặt và nổ lực của họ khi đi cùng doanh nghiệp.

Khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng: Quyền bình đẳng ngôn từ thuộc về bất kỳ ai. Hãy để họ lên tiếng; tận dụng những đề xuất và ý tưởng mới của nhân viên. Góc nhìn đa chiều của nhiều người sẽ giúp cho công ty hoàn thiện.

Giao phó những nhiệm vụ thử thách: Việc làm này thể hiện bạn đang đặt niềm tin rất lớn ở nhân viên. Đây cũng là cách tạo cơ hội để các tài năng được tỏa sáng. Tất cả nhân viên đều mong muốn mình là một phần của tổ chức. Được cống hiến và được chứng minh thực lực.

Duy trì việc tạo động lực

Là điểm tựa cho nhân viên: Hãy cho các nhân viên thấy rằng bạn luôn sẵn sàng hậu thuẫn họ và giúp họ gắn kết. Cùng vượt qua các khó khăn, trở ngại. Cố gắng để lúc nào cũng sẵn sàng gặp gỡ, trao đổi với nhân viên; thấu hiểu và hỗ trợ họ.

Thành thật với bản thân: Nên tập thừa nhận những khiếm khuyết của mình trước các nhân viên. Việc làm này sẽ giúp bạn buông bỏ bớt vỏ bọc phải hoàn hảo. Cho bạn có thêm sự tự tin và xây dựng sự đồng cảm với nhân viên.

Tương lai đầy hứa hẹn: Nhân viên nào làm việc cũng mong muốn sếp mình cân nhắc cho họ lên những vị trí cao hơn. Chính vì thế, bạn hãy dành thời gian để phát triển nhân viên của mình. Tiến cử họ vào những vị trí phù hợp với năng lực của họ trong công ty.

Thường xuyên ca ngợi: Việc bạn khen ngợi chính là động lực giúp cho nhân viên phát triển, làm việc hiệu quả.

Hy vọng bài viết đã cho giúp cho bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của việc tạo động lực cho nhân viên, đối với một người làm lãnh đạo. Chúc bạn sẽ trang bị cho mình những kỹ năng đỉnh cao để chinh phục mọi nhân viên nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi TOPSKILLS.

Xem thêm ngay tại TOPSKILLS: