TƯ DUY LÃNH ĐẠO: 6 “TƯ DUY ĐÚNG” CỦA NGƯỜI LÀM LÃNH ĐẠO

Tư duy lãnh đạo đúng đắn sẽ là nền tảng cho mọi sự thành công bền vững. Vạch xuất phát “đẹp” của một người lãnh đạo không phải là bộ kỹ năng hoàn thiện, mà là cảm thấu được tư duy và triết lý lãnh đạo.

tư duy lãnh đạo

THỰC TRẠNG TƯ DUY LÃNH ĐẠO

Lãnh đạo, không khó để thấy đây là một vị trí “tầm cỡ” trong bất kỳ doanh nghiệp nào, là bộ phận nắm giữ vận mệnh của cả công ty. Nhưng, các cấp quản lý vẫn thường mắc phải những sai lầm trong công tác lãnh đạo. Xuất phát từ lối tư duy cũ – lỗi thời:

  • Chỉ cần có tay nghề và thâm niên, họ sẽ tự khắc biết điều hành nhân viên bằng kinh nghiệm
  • Chỉ cần giỏi chuyên môn để đảm bảo tính đúng của công việc và đem lại doanh thu là được

Tư duy “trói mình”, chỉ chú trọng chuyên môn mà bỏ lơ đi những tố chất lãnh đạo cần có. Điều này, đang dần mai một chất lượng của cấp quản lý. Họ sẽ làm đủ – làm đúng trong thời đoạn, mang lại hiệu quả kinh doanh; nhưng đổi lại họ sẽ không đủ sức tạo nên đột phá mới cho doanh nghiệp và không xây dựng được một đội ngũ bền vững cho tương lai xa. 

Thiếu sót về hệ tư duy lãnh đạo đúng đắn; giống như đang xây một tòa nhà lớn nhưng lại không có được nền móng vững chắc.

Xem thêm các bài viết khác:

[BÍ QUYẾT] 6 KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO SẾP GIỎI NÀO CŨNG BIẾT

CHUYÊN GIA LÊ THANH LÂM: CÁCH NÀO ĐỂ HỌC, CHỌN NGHỀ KHÔNG SAI LẦM?

ĐỔI MỚI TƯ DUY LÃNH ĐẠO

Người quản lý cần hiểu được “TƯ DUY ĐÚNG’:

  • “Lãnh đạo” là tư duy được tạo nắn chứ không phải là tố chất thiên bẩm.
  • Người lãnh đạo được tạo ra, chứ không phải được sinh ra.

Và để từng bước thiết lập, đổi mới tư duy lãnh đạo, người quản lý cần thụ đắc 6 bài học lớn, như sau:

1. Thành công không nằm ở con số, mà nằm ở con người

Nhà truyền cảm hứng Brian Tracy đã từng diễn thuyết một câu nói tâm đắc: Lãnh đạo là khả năng gặt hái được những điều phi thường từ những con người bình thường” (“Leadership is the ability to get extraordinary achievement from ordinary people.”).

Lãnh đạo thực sự, họ không chỉ nỗ lực để đạt được những con số mục tiêu. Mà còn phải biết cách dụng con người, bằng việc trao quyền.

Tư duy đúng của cấp quản lý là xây dựng một hệ thống vận hành hiệu quả. Kích thích năng lực đội ngũ trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ; đó mới là tiền đề gốc rễ để nâng cao những con số kinh doanh.

2. Luôn có “kế hoạch B”

Với vị thế là người dẫn đầu, thì quản lý bắt buộc phải có tầm nhìn. Trong bất kỳ dự án nào, điều tiên quyết phải làm là đặt mục tiêu và lập kế hoạch. Tuy nhiên, lúc triển khai sẽ khó tránh khỏi những vấn đề ngoài dự tính. Vì thế, tư duy lãnh đạo mới sẽ được hình thành trong giai đoạn này.

  • Nếu bất đắc dĩ kế hoạch không phát huy hiệu quả, đừng bảo thủ và cố lấp liếm những lỗ hổng, mà thay vào đó là hiểu được “một kế hoạch không cho phép sửa đổi là một kế hoạch tồi”, phải biết thích nghi và xoay chuyển “kế hoạch B” nhanh chóng.
  • Nếu kế hoạch gặp trục trặc, quản lý cần tập trung tìm giải pháp và khắc phục ngay. Thay vì loay hoay với việc phân tích gốc rễ vấn đề. Tránh gây ra hệ lụy chỉ từ một lỗi nhỏ trong tổng thể kế hoạch.

3. Cương nhu đúng lúc trong tư duy lãnh đạo

“Cực đoan” và “Yếu đuối” là 2 tính từ thuộc tư duy của người làm lãnh đạo thất bại. Một quản lý với tư duy mới, họ sẽ luôn hiểu tình huống và biết cách biến chuyển phong cách lãnh đạo. Dù là trong mối quan hệ với nhân viên, đồng nghiệp hay đối tác.

  • Một quản lý dùng uy quyền để áp đặt sẽ tạo ra một môi trường độc đoán mệt mỏi;
  • Một quản lý hành xử nhu mì, tình cảm sẽ không có được độ nể và sự tuân thủ của người khác.

4. Tỉnh táo, đừng ngủ quên trên chiến thắng

Một luồng suy nghĩ đang dần in sâu vào cá tính của các cấp quản lý hiện nay, là sự tự mãn. Họ đang tận hưởng những thành công trong quá khứ và dần tự ru ngủ mình. Đóng khuôn cách vận hành và quản lý; dậm chân tại chỗ với chính mình. Nhưng, với sự phát triển như vũ bão của những doanh nghiệp lớn khác hiện nay, mà tư duy của người lãnh đạo không phát triển. Thì họ có đủ năng lực tạo ra sức bật cho doanh nghiệp không?

5. Dám thử

Sai lầm lớn nhất của đa số các nhà quản lý, là không dám thử. Bằng tư duy trách nhiệm, họ đã đạt được thành công hiện tại. Nhưng liệu họ có cảm thấy hứng thú với công việc lãnh đạo này? Khi mọi thứ đi vào quỹ đạo, người quản lý sẽ hình thành tư duy làm việc chỉ vì trách nhiệm. Họ dần quên đi sự hứng thú khi mình chọn công việc này. Và bắt đầu chán nản với sự lặp đi lặp lại chỉ để có thành tích. Vậy, giá trị họ mang lại cho công ty là sự thành công; còn giá trị họ mang lại cho chính mình là gì?

“Đổi mới là điều tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và kẻ phục tùng” – Steve Jobs

6. Biết cân bằng

Mọi người thường nghĩ, quản lý là một nghề cắm mặt vào bàn giấy. Bận rộn tới mức không thể dành thời gian cho bản thân và gia đình. Nhưng đó là với những người lãnh đạo không hiệu quả.

Một quản lý giỏi là người có khả năng trao quyền, thiết lập hệ thống vận hành hiệu quả. Họ sẽ biết cách cân bằng tốt giữ việc “cần làm” và “quản lý” đội ngũ; họ là người đặt mục tiêu và kiểm chứng kết quả, chứ không dành toàn bộ thời gian để theo dõi, giám sát quá trình làm việc của nhân viên.

Với tư duy hiện đại, quản lý nên chú tâm vào công việc, nhưng đừng xem đó là tất cả. Hãy dành thời gian để phát triển bản thân và đổi mới tư duy.

 

Với 6 bài học về tư duy lãnh đạo, Topskills hy vọng sẽ giúp bạn – những nhà lãnh đạo của thời đại mới, thụ đắc được những “tư duy đúng” và tạo ra giá trị cho bản thân cùng như doanh nghiệp.