[BÍ QUYẾT] 6 KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO SẾP GIỎI NÀO CŨNG BIẾT

Thước đo cho một vị Sếp giỏi là gì? Theo lý thuyết, bất kỳ ai có trình độ chuyên môn cao và “lão luyện” trong nghề đều có thể là một ứng viên sáng giá cho vị trí quản lý, lãnh đạo tại doanh nghiệp. Trên thực tế, không khó để tìm được nhiều nhân tố giỏi và chỉ có duy một “chiếc ghế trống”. Vậy làm cách nào để chọn lọc đúng chính xác gương mặt gửi vàng cho doanh nghiệp? Lúc này, kỹ năng quản lý lãnh đạo sẽ là yếu tố cạnh tranh quyết định và là thước đo chuẩn cho một vị Sếp xứng tầm.

kỹ năng quản lý lãnh đạo

KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO LÀ GÌ?

Theo số liệu của cuộc khảo sát hơn 200 CEO trên LinkedIn vào năm 2018 cho thấy, 57% giám đốc điều hành khẳng định rằng kỹ năng mềm luôn quan trọng hơn kỹ năng cứng (chuyên môn). Vậy, kỹ năng mềm của người lãnh đạo hay kỹ năng lãnh đạo là gì?

  • Kỹ năng lãnh đạo khả năng vận dụng phối hợp những kiến thức lý thuyết, phương thức hành động, kinh nghiệm đã được tích lũy để định hướng và dẫn dắt đội ngũ triển khai thực hiện các hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và đảm bảo mục tiêu chung của tập thể đạt được hiệu quả cao.
  • Kỹ năng lãnh đạo của một người dẫn đầu sẽ phản chiếu rõ nét nhân cách, bản lĩnh và tính chuyên nghiệp của họ.

BỘ 6 KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO

Dưới đây, Topskills xin chia sẻ với bạn 6 bí quyết thành công qua bộ kỹ năng dành cho quản lý quan trọng.

1. Kỹ năng quản lý lãnh đạo – Tư duy nền tảng

Bí quyết đầu tiên cần trang bị, chính là tư duy của nhà lãnh đạo thực thụ. Tư duy của người đứng đầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và sự thành công của toàn doanh nghiệp. Mỗi quyết định, bước đi của lãnh đạo đều xuất phát từ tư duy. Bởi thế, nếu muốn làm đúng, trước tiên quản lý lãnh đạo cần phải có tư duy đúng, bằng việc:

  • Hiểu được vai trò và nhiệm vụ của mình ở cương vị người dẫn dắt đội ngũ.
  • Thông thạo các kỹ năng mềm cần thiết của một người quản lý, lãnh đạo
  • Triển khai kế hoạch phát triển bản thân song song với chiến lược phát triển đội ngũ.

2. Thiết lập mục tiêu và triển khai kế hoạch

Nhiệm vụ thực tiễn nhất của một người làm lãnh đạo là điều hành hiệu quả và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó, Sếp giỏi thì cần phải có bí quyết kỹ năng quản lý lãnh đạo, bao gồm: kỹ năng đặt mục tiêu phù hợp cho đội nhóm nhằm định hướng cho nhân viên làm đúng; sau đó phải có kỹ năng lên kế hoạch triển khai; đảm bảo cho nhân viên làm đủ và chạm đến mục tiêu.

3. Giao tiếp và giao việc hiệu quả

Nhà quản lý, lãnh đạo giỏi thì thường có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng này không chỉ để thuyết phục và đàm phán với đối tác. Mà quan trọng hơn là bí quyết để kết nối với nhân viên của mình. Lãnh đạo dùng giao tiếp để biết rõ về năng lực của nhân viên. Thuận tiện cho quá trình giao việc “đúng người – đúng việc”. Giao tiếp để hiểu hơn về tính cách của từng người mà có lối tương tác phù hợp.

4. Đào tạo đội ngũ

Đào tạo đội ngũ thực sự là một bí quyết làm nên nhà lãnh đạo thành công. Đây không còn là kỹ năng giảng dạy chỉ dành cho Chuyên gia hay Trainer, mà là kỹ năng dành cho quản lý và lãnh đạo mới. Trên thực tế, một người Sếp giỏi sẽ là người biết cách tạo ra một thế hệ lãnh đạo mới. Bằng chính những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc tích lũy được của mình.

5. Cố vấn và khai vấn

Cố vấn và khai vấn là một kỹ năng quản lý lãnh đạo cần thiết, cũng là đào tạo nhưng ở mức độ cao hơn. Thông qua việc truyền đạt kinh nghiệm, sau đó lắng nghe và đặt câu hỏi. Nhằm kích hoạt và khai phá tiềm năng bên trong của nhân viên.

  • Cố vấn thường hay bị nhầm lẫn với chia sẻ hoặc cầm tay chỉ việc (on the job training).
  • Khai vấn là công cụ mạnh nhất nhưng cũng khó sở hữu nhất của quản lý, lãnh đạo. Nếu không hiểu rõ sẽ dễ dẫn tới kết quả không như mong đợi hoặc thậm chí phản tác dụng.

6. Tạo động lực cho nhân viên

Nhân viên giỏi cách mấy nhưng không có động lực thì kết quả cũng bằng 0. Do đó, tạo động lực nhân viên, giúp họ giữ được “lửa” trong công việc là yếu tố quan trọng. Giúp quản lý, lãnh đạo giữ được người, tạo dựng đội ngũ bền vững; và là nền tảng của thành công lâu dài.

Tóm lại, để trở thành một vị sếp giỏi, chuyên môn là điều kiện cần; nhưng kỹ năng mới là điều kiện đủ. Cùng Topskills học cách làm Sếp với Bộ 6 kỹ năng quản lý lãnh đạo ngay hôm nay!

Xem thêm bài viết tại TOPSKILLS: