ĐỂ CÓ ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ CẤP TRUNG ĐỦ MẠNH


Nhiều chủ doanh nghiệp quá bận rộn với hoạt động hằng ngày. Nhiều lúc muốn dành thời gian đưa gia đình du lịch nhưng không yên tâm. Trong khi đó, không ít chủ doanh nghiệp ít khi có mặt tại văn phòng. Dành thời gian thiết lập mối quan hệ, tìm kiếm nhân sự và hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty. 

Vì sao họ làm được như vậy? Vì họ đang sở hữu đội ngũ quản lý cấp trung đủ mạnh. Có thể thực thi thành công kế hoạch sản xuất, kinh doanh họ đưa ra. Vậy, câu hỏi đặt ra là, nên phát triển đội ngũ quản lý cấp trung như thế nào và cần trang bị những gì. Để họ trở thành “cánh tay phải” cho lãnh đạo doanh nghiệp?

Đội ngũ quản lý cấp trung

Trước hết, phải trang bị cho họ tư duy lãnh đạo và những kỹ năng cần thiết. Người có tư duy lãnh đạo là người biết dẫn dắt, kết nối, động viên nhân viên. Và có cho mình một kế hoạch kinh doanh khả thi. Một khi hiểu được điều đó, họ sẽ chuyển dần sang phát triển đội ngũ cho tương lai. Với những ý tưởng mới thay vì chỉ quản lý và kiểm soát hoạt động của nhân viên.

Sau khi đã hiểu đúng và đủ về vai trò lãnh đạo, việc tiếp theo là trang bị cho nhóm quản lý cấp trung kỹ năng và công cụ để họ làm tốt nhất vai trò của mình. Dĩ nhiên, kỹ năng dành cho lãnh đạo rất nhiều, nhưng một số kỹ năng và công cụ sau được gọi là nền tảng.

Kỹ năng đặt mục tiêu và lập kế hoạch

Người quản lý cần phải biết cách thiết lập mục tiêu cho đội nhóm và tổ chức do mình dẫn dắt, sau đó lên kế hoạch triển khai hiệu quả theo nguyên tắc 6 đúng (đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, đúng vị trí, đúng cách, đúng kết quả) nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Kỹ năng giao tiếp

Một khi đã có mục tiêu và kế hoạch, việc truyền đạt yêu cầu xuống cho cấp dưới là yếu tố quan trọng. Để nhân viên hiểu rõ và triển khai tốt kế hoạch. Giao tiếp tốt còn là kỹ năng quan trọng đối với người quản lý khi tương tác với cấp trên, các phòng ban. Để có sự hỗ trợ tối đa cho đội nhóm của mình.

Kỹ năng huấn luyện, kèm cặp nhân viên

Khi nhân viên đã nắm mục tiêu và kế hoạch, việc tiếp theo là phát triển năng lực của họ. Để giúp nhân viên hoàn thành công việc, đồng thời tạo động lực cho nhân viên. Bằng việc “nâng cấp” họ với phương pháp phát triển đội ngũ phù hợp. Như đào tạo (training), cố vấn (mentoring), kèm cặp (coaching)… Hãy nhớ rằng, không ai đào tạo nhân viên tốt hơn lãnh đạo trực tiếp của họ.

Kỹ năng tạo động lực

Nhân viên giỏi cách mấy nhưng không có động lực thì kết quả cũng bằng không. Cần tạo động lực cho nhân viên, giúp họ giữ “lửa” trong công việc là yếu tố quan trọng để giữ được người. Từ đó nâng cao hiệu quả của tổ chức và là nền tảng của thành công lâu dài. Tạo động lực phải được làm thường xuyên nhưng luân phiên đối tượng.

Ghé thăm TOPSKILLS để xem thêm nhiều bài viết khác nhé.