NHỮNG GÌ LÃNH ĐẠO NÊN BIẾT VỀ KỸ NĂNG LẬP MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH

Một lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn xa trông rộng, kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho từng giai đoạn. Vì thế kỹ năng lập mục tiêu và kế hoạch được xem là kỹ năng tiên phong. Để hiện thực hóa con đường thành công của doanh nghiệp. Khi công việc ngày càng gia tăng và phức tạp thì việc sắp xếp, tổ chức công việc hợp lý càng trở nên quan trọng. Và để hiểu rõ hơn về kỹ năng này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về kỹ năng lập mục tiêu và kế hoạch mà lãnh đạo nên biết.

Thực hành kỹ năng lập mục tiêu và kế hoạch

Thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch là khả năng mà lãnh đạo đưa ra mục tiêu cho doanh nghiệp. Và hoàn thành mục tiêu đó theo từng giai đoạn phù hợp. Kỹ năng lập mục tiêu là rất quan trọng trong công cuộc hoạt động của một doanh nghiệp. Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các phòng ban. Đồng thời cũng chính là mục đích mà doanh nghiệp hướng đến để làm việc.

Thiết lập kỹ năng lập mục tiêu và kế hoạch

Một số tiêu chí cơ bản để xác định mục tiêu là:

– Mục tiêu cần chia ra từng giai đoạn và có thời gian cụ thể, rõ ràng.

– Có thể đo lường, đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu.

– Mục tiêu có đề ra sự thách thức và trong phạm vi khả năng thực hiện.

Biết dùng kỹ năng lập mục tiêu và kế hoạch cho đội nhóm

Đặt mục tiêu hiệu quả cho đội nhóm là vai trò then chốt. Để góp phần vào hành trình đi đến kết quả tích cực cho doanh nghiệp. Vì thế, các nhà lãnh đạo, quản lý cần phải:

  • Bước đầu tiên, chính là nắm rõ mục tiêu của công ty mình. Để có thể truyền đạt lại cho đội ngũ nhân viên thực hiện.
  • Kế đó là xác định những gì từng phòng ban cần phải đạt được. Từ đó ra kế hoạch hoàn thành từng mục tiêu nhỏ.
  • Biến mục tiêu trở nên SMART: Specific (cụ thể) – Measurable (đo lường) – Achievable (khả thi) – Relevant (liên quan) – Time Bound (giới hạn thời gian).
  • Sau đó là lên kế hoạch làm việc. Đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho từng nhân viên theo giai đoạn phù hợp.
  • Trao đổi, tạo điều kiện để các cá nhân chủ động hoàn thành mục tiêu của riêng mình.
  • Kiểm tra tiến độ thường xuyên. Xem xét công việc được thực hiện như thế nào. Có vấn đề gì phát sinh và đưa ra hướng giải quyết kịp thời, tránh các lỗ hổng.

Nắm được cách lập kế hoạch và triển khai hiệu quả đạt được mục tiêu

Khi kế hoạch đã được nắm rõ cần loại bỏ những sự xao nhãng và tập trung hết mức vào mục tiêu. Đảm bảo rằng từng nhân viên cũng hiểu rõ về mục tiêu của công ty. Để họ có thể sắp xếp được công việc nào cần ưu tiên trước để hoàn thành mục tiêu cá nhân, góp phần vào mục tiêu nhóm. 

Cần cung cấp mục tiêu và công việc riêng cho từng nhóm. Để có thể dễ dàng quan sát lộ trình đường đi đã được đến đâu mà điều chỉnh cho hiệu quả.

Dành thời gian trao đổi cùng nhân viên. Giúp họ đề ra mục tiêu của bản thân dựa trên mục tiêu nhóm. Vì khi nhân viên được trao đổi, họ sẽ có cơ hội bày tỏ quan điểm. Giúp có thêm nhiều ý kiến và giúp họ cảm thấy được tôn trọng khi làm việc. Khi đã có một điểm chung thì tinh thần làm việc cũng được nâng cao và hiệu quả cũng đạt được tốt hơn.

Phân công công việc phù hợp với chuyên môn của từng thành viên. Điều này cũng giúp họ trau dồi kỹ năng và phát triển nghề nghiệp. Quá trình này cũng giúp thành viên tự rèn luyện, tự phát triển kỹ năng của bản thân. Để thích ứng với mục tiêu công việc.

Kết quả công việc chính là thước đo cho sự tiến bộ. Đồng thời cũng đánh giá được hiệu quả công việc của nhóm hay cá nhân mang lại. Từ đó, có thể biết được ưu và nhược điểm. Để mà duy trì hoặc khắc phục nhằm đạt được kết quả tốt hơn.

Triển khai công việc quản lý hiệu quả và tự đánh giá được kết quả

Công việc quản lý một cách hiệu quả là yếu tố cốt lõi làm nên sức mạnh và chỗ đứng của một doanh nghiệp. Cùng một thị trường và nhiều doanh nghiệp tương đồng nhau thì cách thức các doanh nghiệp khai thác năng lực đội ngũ nhân viên như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, đem lại nhiều giá trị nhất sẽ quyết định vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

Sau một thời gian nhất định, cần nhìn nhận thực tế hiệu suất làm việc của nhân viên để:

  • Kiểm soát tiến độ hoàn thành của công việc.
  • Cơ sở để lên kế hoạch phát triển công việc cho từng nhân sự.
  • Điều chỉnh kế hoạch kịp thời, tránh các lỗi nghiêm trọng.

Đó không chỉ đánh giá năng lực hay kỹ năng của nhân viên. Mà là cả quá trình thực hiện công việc. Đánh giá rõ đối tượng sẽ giúp nhà quản lý xây dựng các tiêu chuẩn đúng mực, kỹ càng từng bước nhằm đạt kết quả cao nhất.

Vận dụng được các công cụ dự báo mối nguy đến kế hoạch và đưa ra giải pháp

Sau khi đã biết được các khuyết điểm mà doanh nghiệp đang mắc phải, cần đánh giá mức độ rủi ro hiện tại. Để tìm kiếm các công cụ hỗ trợ áp dụng vào kế hoạch. Dự báo các mối nguy tiếp theo có thể xảy đến để điều chỉnh kế hoạch phù hợp. 

Lên lịch kiểm tra định kỳ và kỹ càng hơn để tránh sự thiếu sót xảy ra. Bảng đánh giá rủi ro cần nêu rõ ràng thời gian thực hiện, ghi rõ mối nguy hiểm hiện hữu hoặc mối nguy tìm ẩn. Có thể gây tác động đến quy trình làm việc, mức độ của mối nguy và ảnh hưởng đến những ai.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch và cách giải quyết

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản lý nên biết như: 

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thường trải qua 4 giai đoạn là hình thành, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái. Việc lập kế hoạch không đồng nhất qua các giai đoạn này rất dễ tạo nên sự thất bại của kế hoạch, mục tiêu đề ra. Vì thế, nên: 

  • Ở giai đoạn hình thành, khi lập kế hoạch định hướng, cần có sự mềm dẻo và linh hoạt. Vì tính chất mục tiêu là thăm dò, nguồn chưa xác định rõ, thị trường chưa chắc chắn.
  • Giai đoạn tăng trưởng: kế hoạch thường ngắn hạn và thiên về cụ thể. Vì mục tiêu xác định rõ hơn, các nguồn đang đưa vào thị trường cho đầu ra đang tiến triển.
  • Giai đoạn chín muồi: kế hoạch dài hạn, ổn định và cụ thể trong giai đoạn này là thích hợp.
  • Giai đoạn suy thoái: chuyển từ kế hoạch dài hạn sang ngắn hạn, từ cụ thể qua định hướng. Cần sự mềm dẻo vì mục tiêu phải xem xét và đánh giá lại, cùng với những điều chỉnh khác.

Về thời gian của mục tiêu đề ra, kế hoạch cho một thời gian quá dài hay quá ngắn đều phi hiệu suất. Vậy nên, kế hoạch phải phù hợp với thời gian đặt ra cho mục tiêu cần đạt được.

Khóa học tại TOPSKILLS

Để nắm chắc về kỹ năng lập mục tiêu và kế hoạch cho lãnh đạo, hãy ghé thăm Topskills tại https://topskills.com.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học nhé. Khi đăng ký tại Topskills bạn sẽ được đào tạo theo nguyên tắc 10 – 20 – 70 (10% đào tạo tại lớp, 20% hỗ trợ kèm cặp từ chuyên gia/quản lý trực tiếp, 70% thực hành, rèn luyện thường xuyên của học viên) và được đánh giá hiệu quả theo mô hình Kirk Patrick.

Đào tạo bởi chuyên gia được cấp chứng nhận Extended DISC. Và còn được test đầu ra ngay sau khóa học, cùng mô hình Cố Vấn – Kèm cặp cho doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo.

 

Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:

4 VAI TRÒ LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG CẦN NẮM

TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC HIỆU QUẢ CHO ĐỘI NGŨ CỦA BẠN

LÃNH ĐẠO TRAO QUYỀN NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐEM LẠI HIỆU QUẢ TRONG CÔNG VIỆC?