6 NHIỆM VỤ CỐT LÕI MÀ LÃNH ĐẠO NÀO CŨNG CẦN BIẾT

Nhiệm vụ cốt lõi của một nhà lãnh đạo là gì? Đây là điều mà tất cả mọi người trong công ty ở bất kỳ cấp bậc nào cũng đều muốn biết.

 

Cấp bậc càng cao, nhiệm vụ và trách nhiệm sẽ càng lớn. Hiểu được những nhiệm vụ cốt lõi cần có của một lãnh đạo sẽ giúp đặt nền móng cho thành công của một doanh nghiệp. Điều đó giúp nhân viên hiểu rõ hơn về những gì mà một nhà lãnh đạo cố gắng thực hiện. 

Bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào, cũng cần những lãnh đạo xuất sắc. Là người sẽ góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ vững mạnh. Đảm bảo thực hiện thành công các dự án cho doanh nghiệp. Vậy với một nhà lãnh đạo, những nhiệm vụ cốt lõi cần phải nắm vững là gì?

 

Những nhiệm vụ cốt lõi một lãnh đạo cần nắm vững

Nhiệm vụ cốt lõi mà lãnh đạo nào cũng cần biết

1. Dẫn dắt bằng làm mẫu

Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, vì thế cần phải làm tốt những công việc của bản thân. Nếu muốn đội ngũ của mình làm việc chăm chỉ và đưa ra sản phẩm chất lượng, cần phải đứng ra làm gương trước. Một trong những nhiệm vụ cốt lõi của lãnh đạo là dẫn dắt đội nhóm theo định hướng về quan điểm, tiến trình và hành động. Không có động lực nào lớn hơn việc chứng kiến người đứng đầu bước ra làm việc cùng mọi người. Cho thấy bất kỳ ai, dù là vị trí nào cũng đang nỗ lực hết mình. Việc chứng tỏ sự tận tụy với vai trò của mình không chỉ giúp nhà lãnh đạo giành được sự tôn trọng trong đội ngũ mà còn truyền động lực, nguồn năng lực chăm chỉ cho mọi người trong công ty.

2. Dám trao quyền cho cấp dưới

Các nhà quản lý lãnh đạo phải chịu nhiều trách nhiệm trong hoạt động công ty. Vì thế, để có thể có khoảng thời gian để làm những việc của một cấp lãnh đạo, quản lý cần phải giao quyền cho cấp dưới. Đây là cơ hội để lãnh đạo giảm bớt khối lượng công việc. Đồng thời tăng niềm tin cho nhân viên khi trao cho họ trách nhiệm với. Đó cũng là cách để nhân viên chứng tỏ năng lực của bản thân. Tích lũy thêm kinh nghiệm và tích lũy kỹ năng mới.

Người lãnh đạo và quản lý có nhiều trách nhiệm trong hoạt động của ng ty. Vì thế. Nếu người quản lý muốn có thời gian làm nhiệm vụ lãnh đạo thì cần giao quyền cho cấp dưới, đây là cơ hội để người lãnh đạo giảm bớt khối lượng ng việc, đồng thời giao trách nhiệm cho nhân viên và tăng sự tin tưởng của họ đối với họ. Đó cũng là cách để nhân viên chứng tỏ năng lực, tích lũy thêm kinh nghiệm, tích lũy thêm những kỹ năng mới.

3. Phân bổ nguồn lực đúng

Phân bổ nguồn lực là nhiệm vụ cốt lõi mà người lãnh đạo cần thực hiện một cách chính xác. Nhằm phát huy tối đa và phát huy năng lực làm việc của nhân viên. Giao đúng người – đúng việc – đúng thời điểm – đúng vị trí – theo đúng cách – đạt đúng kết quả mới đem lại được hiệu quả cao trong công việc.Đảm bảo giao việc đúng người sẽ tránh được nhân viên đảm nhận việc không đúng với sở trường của mình làm giảm năng suất. Hơn nữa, nguyện vọng của nhân viên cần được chú ý nhằm tạo động lực trong quá trình làm việc 

4. Phát triển lãnh đạo mới

“Một lãnh đạo thành công không chỉ cân đong bằng bao nhiêu lương thưởng, mà đã xuất xưởng được bao nhiêu lãnh đạo kế thừa”  Mr. Lê Thanh Lâm

Một nhiệm vụ cốt lõi không thể thiếu của một nhà lãnh đạo giỏi nữa đó là giảng dạy và cố vấn. Lãnh đạo không chỉ là người đứng đầu mà còn là một người thầy trong chính lĩnh vực, chuyên môn mà mình đang đảm nhiệm. Việc tìm kiếm và đào tạo những lãnh đạo kế thừa sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vững bền. 

5. Truyền năng lượng tích cực cho cấp dưới

Một nhà lãnh đạo tốt không chỉ biết lo cho bản thân mà còn phải luôn nghĩ đến đội ngũ của mình. Những khích lệ, động viên đúng lúc sẽ truyền được năng lượng tích cực. Mang lại những thay đổi tích cực cho nhân viên, giúp họ hoàn thành tốt công việc. Từ đó giúp họ bứt phá được giới hạn của bản thân.

6. Đắc nhân tâm

Một lãnh đạo giỏi không chỉ có tri thức, bản lĩnh mà còn cần biết lắng nghe. Cũng có thái độ trân trọng đối với những đóng góp của nhân viên. Biết khơi gợi ở họ tinh thần làm việc hết lòng vì mục tiêu chung.

Trở thành nhà lãnh đạo năng lực là một quá trình học hỏi liên tục, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cốt lõi. Và sẽ không bao giờ là “dễ dàng”. Hãy tiếp tục học hỏi, đặt mục tiêu, tập trung và nâng cao khả năng của mình để trở nên kiệt xuất. 

 

Xem thêm các bài viết khác:

[BÍ QUYẾT] 6 KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO SẾP GIỎI NÀO CŨNG BIẾT

TƯ DUY LÃNH ĐẠO: 6 “TƯ DUY ĐÚNG” CỦA NGƯỜI LÀM LÃNH ĐẠO

CHUYÊN GIA LÊ THANH LÂM: CÁCH NÀO ĐỂ HỌC, CHỌN NGHỀ KHÔNG SAI LẦM?