6 ĐIỀU PHŨ PHÀNG VỚI LÃNH ĐẠO TRONG GIAO TIẾP VÀ GIAO VIỆC

Một người lãnh đạo, nếu khiếm khuyết trong kỹ năng giao tiếp và giao việc; thì rất dễ nhận lấy những hệ quả phũ phàng. Đừng đổ lỗi cho người nghe vì không hợp tác. Hay do đội ngũ yếu kém không được việc; mà thực sự là do BẠN. Trong bài viết dưới đây, TOPSKILLS sẽ làm rõ cho cấp quản lý, lãnh đạo về 6 sự thật “phũ phàng” trong giao tiếp và giao việc hiệu quả.

giao tiếp và giao việc

Lãnh đạo trong giao tiếp

Quản lý là người đứng giữa rất nhiều mối quan hệ làm việc: đồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên, đối tác. Dù là giao tiếp với ai, thì đều ảnh hưởng ít nhiều đến vị thế lãnh đạo của họ. Vì thế, người quản lý phải thật uyển chuyển trong cách giao tiếp của mình.

Thực tế cho thấy rằng, nhiều người làm lãnh đạo vẫn thường bị “mắc cạn” trong những tình huống giao tiếp trớ trêu như sau:

  • ĐÁM ĐÔNG XÔN XAO: Khán giả không muốn nghe. Họ thực sự bỏ ngoài tai những vấn đề bạn đang nói.
  • BIỂN ĐEN KHÁN GIẢ: Khán giả nghe nhưng không muốn tương tác. Họ chỉ muốn mau chóng kết thúc bằng việc im lặng.
  • LỆCH TẦN SỐ: Khán giả nghe, muốn tương tác, nhưng không hiểu. Họ nghi ngờ, lăn tăn về những thông tin bạn đưa ra nên không thể hoặc không dám phản hồi.

Sai lầm trong giao tiếp

Chẳng vì ai cả, bởi vì họ đang mắc phải những sai lầm rất lớn trong giao tiếp:

  • Làm lãnh đạo mà không biết cách truyền đạt thông tin cho nhân viên; thì làm sao dẫn dắt và định hướng nhân viên làm đúng?
  • Làm lãnh đạo mà lời nói không có sức nặng, không thuyết phục được nhân viên theo mình, tin mình; thì làm sao nhân viên nể phục?
  • Làm lãnh đạo mà không biết dùng ngôn từ để động viên, truyền lửa; thì làm sao có được sự trung thành của nhân viên?
  • Làm lãnh đạo mà thương thuyết yếu kém; thì làm sao mang khách hàng về cho doanh nghiệp?

Từ những minh chứng điển hình trên, cho thấy rằng: lời nói ra thì không mất tiền. Nhưng doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo.

Lãnh đạo trong giao việc

Lãnh đạo thường có xu hướng ôm việc, theo sát nhất cử nhất động của nhân viên vì sợ:

  • Sợ công việc không đạt hiệu quả, vì mình mới là người làm tốt nhất.
  • Sợ nhân viên quá tải sẽ bị áp lực và không thể làm tốt.
  • Sợ mất kiểm soát, mất đi quyền lực.
  • Sợ nhân viên làm tốt hơn và đe dọa vị trí của mình. 

Sự cực đoan này vô tình sẽ tạo ra một hệ thống Quản lý độc tài – Đội ngũ thụ động. Gây hại cho cả doanh nghiệp về lâu dài.

  • SAI VIỆC SAI NGƯỜI: Việc bạn giao quá sức hoặc không phù hợp với nhân viên. Tạo nên tâm lý áp lực, kém hiệu quả.
  • EM QUÊN, EM TƯỞNG: Giao việc chỉ bằng lời nói, không có văn bản hay kế hoạch cụ thể. Dẽ khó để đánh giá mức độ hiệu quả của nhân viên.
  • ĐỘI NGŨ THỤ ĐỘNG: Bạn giao việc nhưng không trao quyền. Luôn muốn cầm tay chỉ việc vì không tin tưởng nhân viên.

Hãy nhớ rằng, công việc chỉ vận hành tốt khi người lãnh đạo biết: dụng đúng người vào đúng việc; dám giao việc và dám trao quyền. Vì trách nhiệm của cấp lãnh đạo là quản lý con người, đánh giá hiệu quả. Chứ không phải làm việc chuyên môn xuyên suốt cùng nhân viên.

Tóm lại, từ những sai lầm của người quản lý trong giao tiếp vào giao việc. TOPSKILLS hy vọng đã cho bạn một cái nhìn siêu thực về tầm quan trọng của kỹ năng này đối với một người làm lãnh đạo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Xem thêm các bài viết khác:

[BÍ QUYẾT] 6 KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO SẾP GIỎI NÀO CŨNG BIẾT

TƯ DUY LÃNH ĐẠO: 6 “TƯ DUY ĐÚNG” CỦA NGƯỜI LÀM LÃNH ĐẠO

CHUYÊN GIA LÊ THANH LÂM: CÁCH NÀO ĐỂ HỌC, CHỌN NGHỀ KHÔNG SAI LẦM?